Tin tức






Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Điều kiện tự nhiên của xã Phan Thanh, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Lượt xem: 118
Xã có tuyến đường Tỉnh lộ 212  đi qua địa bàn xã, tuyến đường hiện nay đang được nâng cấp và mở rộng đồng thời cách thị trấn Nguyên Bình 32 km và thị trấn Tĩnh Túc 18 km (theo tuyến Quốc lộ 34 đoạn Cao Bằng – Hà Giang), giao thông thuận tiện cho phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa giữa xã và các địa phương khác.

1, Vị trí địa lý:

Xã Phan Thanh nằm ở phía tây của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Cách trung tâm huyện 32km, cách trung tâm thành phố 77km. Phía bắc giáp xã Mai Long, xã Vũ Nông, Thị trấn Tĩnh Túc. Phía Đông giáp xã Quang Thành, xã Thành Công. Phía Nam giáp xã Thành Công, xã Bành Trạch, Huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn. Phía Tây giáp xã An Thắng huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn.

2, Diện tích tự nhiên:

Xã Phan Thanh có tổng diện tích tự nhiên là 8365,35ha. Trong đó diện tích đất  nông nghiệp là 7658,63 ha chiếm 91,55% diện tích; đất phi nông nghiệp là 107,96 ha chiếm 1,29%; đất chưa sử dụng là 598,76 ha chiếm 7,15%.

3, Đặc điểm địa hình, khí hậu:

Xã có địa hình đồi núi phức tạp, đất đồi núi chiếm đa số diện tích đất tự nhiên của xã, phía Tây Bắc có độ cao trung bình từ 800m – 1200m, thấp dần về phía Đông Nam có độ cao trung bình từ 500m – 700m.

Xã Phan Thanh có khí hậu nhiệt đới gió mùa với những đặc trưng sau:

Nhiệt độ trung bình quanh năm 20,2ºC Mùa lạnh kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9 có nhiệt độ bình quân 24,3 ºC.

Lượng mưa trung bình năm của xã là 1.736,9mm, năm cao nhất là 2043,7mm, năm thấp nhất là 1.252,4mm. Lượng mưa lớn nhưng phân bố không đồng đều vào các tháng trong năm. Mưa tập trung chủ yếu vào thời gian từ tháng 5 đến tháng 9. còn lại là mùa khô khéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Lượng bốc hơi bình quân năm là 82%.

4, Dân số:

Xã Phan Thanh có 08 xóm hành chính. Hiện nay trên địa bàn xã có 623 hộ sinh sống với 3037 nhân khẩu, có 4 dân tộc cùng sinh là Dao, Nùng, Mông, Thái, trong đó dân tộc Dao là chủ yếu là dân tộc dao chiếm 85,66%, dân tộc Nùng chiếm 10,84%, dân tộc Mông chiếm 3,30%. Mỗi dân tộc giữ nét nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hóa, hòa nhập làm phong phú đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc với những truyền thống lịch sử, văn hóa nghệ thuật, tôn giáo tín ngưỡng.

5. Văn hóa

5.1 Giáo dục:

Trên địa bàn xã có 3 trường học chính tại xã và các điểm trường tại xóm với đội ngũ giáo viên giảng dạy đạt chuẩn, đảm bảo cho việc giảng dạy và những chính sách quan tâm của Đảng và nhà nước trong những năm qua công tác giáo dục xã đã có những chuyển biến tích cực đạt được những thành tựu như: đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở bán trú, phổ cập giáo dục tiểu học, tỷ lệ học sinh giỏi, khá qua các năm đều tăng. Tuy nhiên do là xã miền núi vùng xa nên điều kiện kinh tế và nhận thức của nhân dân còn hạn chế nên vẫn còn một số học sinh bỏ học.

5.2 Y tế:

Trạm y tế xã đã đạt chuẩn quốc gia từ năm 2013, trạm y tế xã có 4 người. Trong đó có 1 bác sỹ đa khoa, 1 nữ hộ sinh, 1 điều dưỡng và 1 y sỹ. Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân luôn được đảm bảo và không ngừng nâng cao.

5.3: Văn hóa, văn nghệ, thể thao:

Trong những năm gần đây công tác văn hóa, văn nghệ, thể thao được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, nhất và các hội của xã như hội xuân đầu năm, các ngày lễ tết dân tộc bà con tổ chức các hoạt động vui chơi thể thao tại nhà văn hóa xóm, trụ sở ủy ban nhân dân.

Tin liên quan